Trồng răng implant là một giải pháp hiện đại trong nha khoa
Mục lục nội dung
Trồng răng implant ngày càng trở nên phổ biến hơn trong những phương pháp phục hồi răng bị mất hiện nay. Tuy nhiên ưu nhược điểm của trồng răng implant như thế nào không phải ai cũng nắm rõ. Để biết được điều này, các bạn hãy tìm hiểu qua thông tin sau đây.
Vai trò của trồng răng implant trong nha khoa
Trồng răng bị mất giờ đây trở nên đơn giản hơn khi có nhiều phương pháp nha khoa khác nhau, giúp bệnh nhân có được sự lựa chọn tốt nhất để cải thiện cho tình trạng mất răng của mình. Trong đó trồng răng implant là giải pháp được đánh giá cao nhất. Vai trò của trồng răng implant trong nha khoa có một nhiệm vụ không hề nhỏ. Giải pháp này là một sự đổi mới toàn diện cho ngành nha khoa trong thời đại mới, mang đến những kỹ thuật tiên tiến hơn trong việc phục hồi răng bị mất cho bệnh nhân.
Ưu nhược điểm của trồng răng implant
Trồng răng implant cũng có những ưu nhược điểm riêng biệt
Trồng răng implant là một giải pháp phục hồi răng toàn diện nhất hiện nay, mang đến những kỹ thuật nha khoa hiện đại để bệnh nhân được phục hồi răng bị mất một cách tốt nhất, mang lại tính thẩm mỹ cao hơn cũng như có được hiệu quả sử dụng tốt nhất. Tuy nhiên phương pháp implant này cũng có những ưu nhược điểm riêng biệt mà không phải ai cũng biết. Việc tìm hiểu rõ về những ưu điểm của trồng răng implant và các nhược điểm sẽ giúp cho bệnh nhân có được sự lựa chọn phù hợp cho mình.
Ưu điểm:
Trồng răng implant là kỹ thuật phục hồi răng với những trụ implant được trồng vào xương hàm, tại vị trí mất răng để phục hồi răng hiệu quả, thay thế cho chân răng bị mất mà không phải mài răng bên cạnh, không làm thay đổi cấu trúc răng hàm mặt. Đối với phương pháp này sẽ giúp cho bệnh nhân có được răng mới sử dụng hiệu quả hơn. Vì trụ implant được làm từ chất liệu titanium cao cấp nên có được khả năng chịu lực ăn nhai tốt, độ bền cao nên bệnh nhân có thể ăn nhai một cách thoải mái. Phương pháp này còn giúp cho bệnh nhân có được hàm răng đầy đủ để đảm bảo tính thẩm mỹ cho hàm răng, giúp bệnh nhân tự tin hơn trong giao tiếp, công việc và đời sống thường ngày mà không gặp phải bất tiện gì.
Nhược điểm:
Phương pháp trồng răng implant này là một kỹ thuật nha khoa phức tạp, không phải bác sĩ nào cũng thực hiện được. Nếu không tìm được nơi trồng răng implant tốt, có bác sĩ tay nghề giỏi và am hiểu chuyên môn sẽ khó có được kết quả như mong đợi và dễ gặp biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó phương pháp trồng răng implant có mức chi phí khá cao, không phải ai cũng đủ điều kiện để có thể thực hiện phương pháp này.
Các bước trồng răng implant
Các bước trồng răng implant được tiến hành với những kỹ thuật khác nhau
Phương pháp trồng răng implant có một quy trình kỹ thuật hoàn toàn khác biệt so với những phương pháp phục hồi răng trước đây. Trồng răng implant có nhiều bước khác nhau và mỗi bước đều sẽ có nhiệm vụ riêng để đảm bảo cho quy trình diễn ra tốt nhất.
Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Bệnh nhân khi lựa chọn phương pháp trồng răng implant này sẽ được thăm khám tổng quát về tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh và tình trạng sức khỏe răng miệng. Bác sĩ sẽ đánh giá sơ bộ, xác định vị trí mất răng và tư vấn cho bệnh nhân loại implant phù hợp.
Bước 2: Chụp phim X-quang và phim toàn cảnh
Qua đến các bước trồng răng implant tiếp theo, bệnh nhân sẽ được chụp phim X-quang để kiểm tra tình trạng xương hàm có đạt điều kiện trồng implant hay không và chụp phim toàn cảnh CT Cone Beam 3D để định hình vị trí trồng implant lên xương hàm.
Bước 3: Lập kế hoạch điều trị
Từ kết quả chụp phim này, bác sĩ sẽ tiến hành mô phỏng quá trình trồng răng implant cho bệnh nhân và lập kế hoạch điều trị chi tiết. Bệnh nhân sẽ được giảng giải chi tiết về quy trình này, thống nhất ý kiến với bác sĩ trước khi thực hiện.
Bước 4: Gây tê và trồng implant
Sau khi thống nhất ý kiến, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng, vô trùng cho bệnh nhân và tiêm thuốc tế. Tiếp đến bác sĩ sẽ rạch nướu và khoan xương hàm để tiến hành trồng trụ implant. Khi trồng implant xong, bác sĩ sẽ kiểm tra lại và dặn dò bệnh nhân trong thời gian chờ tích hợp xương hàm.
Bước 5: Gắn mão răng sứ
Khi xương hàm được tích hợp với trụ implant, bác sĩ sẽ chụp phim kiểm tra lại độ tích hợp và gắn mão răng sứ cho bệnh nhân. Sau khi gắn mão răng sứ xong, bệnh nhân sẽ được ăn nhai thử và nếu không có vấn đề gì sẽ được bác sĩ dặn dò, hẹn lịch tái khám. Nếu bạn muốn cấy ghép implant an toàn, không đau nhức, hãy đến Nha khoa Nhân Tâm để được thăm khám, tư vấn và thực hiện với quy trình trồng răng implant chuyên nghiệp tại đây.