Cấy ghép xương hàm, một phẫu thuật cần thiết trong Implant bạn nên biết

Cấy ghép Implant là phương pháp nha khoa tương đối mới thế nên những phẫu thuật liên quan đến phương pháp này cũng chưa được nhiều người biết tới.

Ghép xương hàm là phẫu thuật quan trọng hỗ trợ cho việc cấy ghép Implant

Trong thực tế, không phải mọi cuộc phẫu thuật đều diễn ra suôn sẻ từ bước đầu tiên mà sẽ có những trường hợp cần phải thực hiện thêm những phẫu thuật phụ để phục vụ cho mục đích cuối cùng. Và trong cấy ghép Implant, phẫu thuật cấy ghép xương hàm đóng một vai trò rất quan trọng.

Tìm hiểu về cấy ghép xương hàm trong Implant

Hãy cùng tìm hiểu cấy ghép xương hàm trong Implant để có thể hiểu được sơ lược về phẫu thuật này nhé.

Để giải thích đơn giản thì cấy ghép xương hàm là kỹ thuật nha khoa nhằm mục đích bổ sung, tái tạo phần xương hàm đã bị tiêu đi do mất răng lâu ngày, để tăng thể tích xương hàm giúp phần xương này chắc khỏe, đủ sức để giữ được trụ Implant.

Đây là giai đoạn chuẩn bị cho cấy ghép Implant và có thể mất khoảng 9 tháng đến 1 năm để phần xương được cấy ghép ổn định và đủ độ vững chắc.

Cấy ghép xương hàm, một phẫu thuật cần thiết trong Implant

Cấy ghép xương hàm là phẫu thuật đóng vai trò thiết yếu đối với một số trường hợp bệnh nhân đang muốn sử dụng phương pháp cấy ghép Implant.

Những bệnh nhân không đạt đủ điều kiện để thực hiện cấy ghép Implant bao gồm:

  • Mật độ xương hàm của bệnh nhân là quá mỏng hoặc quá yếu (do bẩm sinh)
  • Phần xương hàm của bệnh nhân bị tiêu đi quá nhiều do mất răng trong thời gian dài
  • Phần xương hàm của bệnh nhân bị chấn thương do tai nạn hoặc đang chịu di chứng từ những cuộc phẫu thuật trước.

Với 3 tình huống này, việc cấy ghép Implant không thể diễn ra ngay được mà cần trải qua công đoạn ghép xương hàm để đảm bảo xương hàm của bệnh nhân đủ chắc, khỏe để có thể giữ được trụ Implant.

Quy trình cấy ghép xương hàm

Để bạn đọc có thiểu hiểu rõ hơn về phẫu thuật cấy ghép xương hàm, chúng tôi sẽ giới thiệu sơ lược về quy trình cấy ghép xương hàm.

Quy trình cụ thể

  • Bước 1: Bệnh nhân sẽ được kiểm tra sức khỏe toàn thân, sức khỏe răng miệng và được chụp phim CT 3D để bác sĩ đánh giá sơ bộ về tình trạng xương hàm hiện tại để đưa ra phương pháp phẫu thuật thích hợp.
  • Bước 2: Bệnh nhân sẽ được sát khuẩn, gây tê giảm đau vùng cần cấy ghép hoặc có những trường hợp sẽ cần phải gây mê.
  • Bước 3: Thực hiện phẫu thuật theo quy trình sau: Tạo đường cắt dọc niêm mạc sống hàm tương ứng với vùng cần cấy ghép Implant. Tiếp theo rạch dọc về phía ngách tiền đình để tạo không gian đủ rộng cho thao tác phẫu thuật. Tiến hành bóc tách phần niêm mạc màng xương để lộ ra phần xương cần cấy ghép.

Mô phỏng quá trình cấy ghép xương hàm

  • Bước 4: Khi đã thực hiện đủ những đường rạch này, bác sĩ sẽ tiến hành khoan thủng vỏ xương bằng mũi khoan thích hợp.
  • Bước 5: Bệnh nhân sẽ được đặt bột xương nhân tạo (bột xương này sẽ được trộn với máu của bệnh nhân hoặc nước muối sinh lý).
  • Bước 6: Sau khi đã đặt bột xương xong, bác sĩ sẽ tiến hành đặt màng che phủ bột xương và cố định lớp màng này lại.
  • Bước 7: Để kết thúc quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ khâu đóng vạt niêm mạc lại.

Bột xương được dùng trong cấy ghép

Sau phẫu thuật có một số biểu hiện bệnh nhân cần phải lưu ý

Khi đã kết thúc phẫu thuật, bệnh nhân vẫn sẽ bị chảy máu và thường thì máu sẽ tự động ngừng chảy sau khoảng 30 phút.

Phần được phẫu thuật có thể sẽ sưng tấy nhẹ, bệnh nhân có thể chườm đá bên ngoài để bớt cảm giác khó chịu.

Bệnh nhân cũng có thể sốt nhẹ ở mức 38°C.

Đó là những phản ứng hết sức bình thường của cơ thể, nhưng nếu tình trạng chảy máu kéo dài liên tục sau phẫu thuật thì bệnh nhân nên tìm ngay đến bác sĩ để xử lý kịp thời nhằm tránh dẫn đến nhiễm trùng.

Chú ý ăn gì sau khi cấy ghép xương hàm?

Sau bất kỳ cuộc phẫu thuật nào bệnh nhân cũng nên tuân theo chỉ định của bác sĩ và dưới đây là những chú ý sau khi cấy ghép xương hàm.

Bệnh nhân không nên dùng bất cứ vật gì kể cả lưỡi để chạm vào vùng vừa mới ghép xương. Cũng nên hạn chế bớt những tình huống hắt hơi hay ho mạnh.

Ngay sau khi phẫu thuật, bệnh nhân nên vệ sinh thường xuyên bằng dung dịch vệ sinh theo chỉ định của bác sĩ.

Phải tuyệt đối bỏ những thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu bia trong ít nhất 2 tuần. Tốt nhất bệnh nhân nên bỏ hẳn việc sử dụng những chất kích thích này.

Việc ăn uống sau phẫu thuật cũng nên kiêng cữ, bệnh nhân nên sử dụng những loại thức ăn mềm, dễ nuốt, hạn chế nhai quá nhiều. Ngoài ra nên bổ sung những viên uống dinh dưỡng theo chỉ định của bác sĩ.